Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến 2 loại ổ cứng máy tính thông dụng là SSD và HDD, sự khác biệt giữa 2 loại ổ cứng này là sự nhỏ gọn và tốc độ xử lý dữ liệu. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 4 cách kiểm tra ổ cứng máy tính là SSD hay HDD chuẩn nhất. theo!
Khái niệm SSD, HDD là gì?
SSD (Solid State Drive) là ổ cứng thể rắn có chức năng tương tự như HDD. Ổ SSD sử dụng bộ nhớ bán dẫn như SRAM, DRAM hoặc FLASH để lưu trữ thay vì bộ nhớ cơ như ổ cứng truyền thống.

HDD (Hard Disk Drive) là ổ đĩa cứng truyền thống, cơ chế hoạt động của nó là lưu trữ dữ liệu trên một đĩa tròn phủ vật liệu từ tính, và quét dữ liệu từ đĩa thông qua bộ phận đọc ghi đặt trên đĩa khi đĩa quay. Ổ đĩa cứng là bộ nhớ không thể thay đổi (không thể thay đổi), có nghĩa là khi chúng không được cấp nguồn, thông tin được lưu trữ trên ổ đĩa vẫn còn.
So sánh ổ cứng SSD và HDD
Tiêu chí
|
SSD
|
HDD
|
Khả năng lưu trữ
|
Thiết kế với dung lượng nhỏ với giá thành đắt đỏ
|
Trang bị lượng lớn (có thể lên tới Terabyte) giá thành vừa phải
|
Tốc độ đọc/ghi dữ liệu
|
Tốc độ xử lý nhanh (có thể lên đến 3500MB/s)
|
Chậm (dưới 100MB/s)
|
Hình thức
|
Đa dạng kích cỡ và hình dạng
|
Có 02 kích thước tiêu chuẩn là 2.5 & 3.5 inch
|
Độ bền
|
SSD có độ bền cao hơn
|
HDD có độ bền thấp hơn, dễ bị tác động trong quá trình sử dụng
|
Độ ồn
|
Hoạt động mượt và êm hơn HDD
|
Không êm bằng SSD
|
Phân mảnh dữ liệu
|
Không bị ảnh hưởng tới tốc độ đọc/ ghi của ổ cứng
|
Tác động đến tốc độ đọc/ ghi của ổ cứng
|
Tiêu thụ điện năng
|
Khoảng 1/3 so với HDD
|
Gấp 3 lần so với SSD
|
4 Bước kiểm tra ổ cứng laptop là loại SSD hay HDD
Cách kiểm tra nhanh ổ cứng SSD hay là HDD thủ công
Bước 1: Bạn chọn vào mục This PC > Nhấn chuột phải và chọn Manage.

Bước 2: Tại chỗ cửa sổ Computer Management, chọn vào thẻ Disk Management > Nhấn chuột phải vào ổ đĩa cần kiểm tra > Chọn Properties.

Bước 3: Ở thẻ tại màn hình có biểu tượng General, bạn sao chép mã số của ổ cứng.

Bước 4: Tra cứu mã bằng thanh công cụ Google để biết thông tin về ổ cứng.
Cách kiểm tra ổ cứng SSD/ HDD với Windows PowerShell
Bước 1: Bạn nhấn đồng thời tổ hợp phím Windows + S, sau đó gõ “powershell” > Di chuyển chuột tới hạng mục Window PowerShell > Nhấp chuột phải chọn Run as administrator.

Bước 2: Gõ lệnh get-physicaldisk tương tự như hình bên dưới.

Ở hạng mục MediaType, bạn sẽ đọc được ổ cứng SSD hay HDD nhé.

Hướng dẫn cách kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD thông qua công cụ Optimize Drives
Bước 1: Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + E để mở File Explorer.
Bước 2: Nhấp chuột phải vào ổ cứng bất kỳ trên màn hình > Chọn Properties.

Bước 3: Ở cửa sổ tiếp theo bạn nhấp chuột chọn vào Tools > Nhấn Optimize.

Bước 4: Cửa sổ Optimize Drives bung ra, tại cột có chữ Media type bạn có thể thấy được loại ổ cứng của mình
- Solid state drive là ổ SSD.
- Hard disk drive là ổ HDD.

Cách kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD bằng tab Task Manager
Bước 1: Nhấn tổ hợp 3 phím Ctrl + Shift + Esc để mở Task Manager.

Bước 2: Ở thẻ Performance sẽ có một số các thông số, bạn sẽ biết được ổ cứng mà máy tính đang sử dụng.
Cách Kiểm tra SSD hay HDD bằng Phần mềm
phần mềm Speccy
Phần mềm phổ biến Speccy là công cụ miễn phí cho phép người dùng xem các thông tin về phần cứng máy tính như vi xử lý CPU, ổ cứng, thiết bị ngoại vi,… Với giao diện đơn giản, dễ sử dụng, phần mềm này khá phổ biến và được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Bước 1: Tải phần mềm về, cài đặt và mở giao diện sử dụng.
Bước 2: Chọn mục Lưu trữ ở thanh menu phía bên phải. Tại đây, phần mềm sẽ hiển thị thông tin của ổ cứng.

Phần mềm CrystalDiskInfo
CrystalDiskInfo là một phần mềm phát hiện ổ cứng có thể phát hiện xem ổ cứng của máy tính là SSD hay HDD.
Bước 1: Bạn click Tải phần mềm CrystalDiskInfo, cài đặt và mở giao diện sử dụng. Phần mềm có hỗ trợ tiếng Việt, bạn chỉ cần cài đặt ở tab ngôn ngữ sẽ thuận tiện hơn khi sử dụng.
Bước 2: Tại phần Tốc độ quay, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy ổ cứng của máy tính. Nếu là HDD thì tốc độ là 5400 - 7200. Nếu là SSD thì không có RPM nhưng SSD có ghi chú trong ngoặc.

Bài viết này đã giúp bạn biết được 4 cách kiểm tra ổ cứng máy tính là SSD hay HDD chuẩn nhất. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết công nghệ tiếp theo!